Đầu tư gì để không bao giờ lỗ

Hơn 13 năm lăn lộn với thị trường tài chính, chứng khoán, tôi luôn được khách hàng, đồng nghiệp hỏi "thị trường này trồng cây gì, nuôi con gì để có lãi, thậm chí đảm bảo có lãi???". Trước những câu hỏi như này, tôi thường phân loại người hỏi/ khách hàng ra làm 02 trường hợp để trả lời:
Trường hợp 01: Người mới tham gia thị trường chứng khoán
- Anh/ chị dành thời gian từ 01 tháng đến 01 năm để tìm hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các kênh thông tin để tìm hiểu có thể là: qua mạng, qua báo chí sách vở, qua những người đã tham gia từ trước mà anh chị biết và qua chính em
- Sau khi tìm hiểu một thời gian (có thể là 1 tháng) anh/ chị mở tài khoản giao dịch với số vốn nhỏ (có thể 500 ngàn đến 1 triệu) để giao dịch làm quen, thích nghi dần
- Sau khoảng 06 tháng đến 01 năm, anh/ chị tổng kết lại các giao dịch để phát hiện ra những vấn đề của mình. Sau đó, trao đổi với nhân viên môi giới để được tư vấn thêm

Trường hợp 02:  Người đã tham gia thị trường nhiều năm, có kinh nghiệm
-Anh/ chị định tham gia thị trường nới số vốn bao nhiêu? thời gian đầu tư dự định là bao lâu? mức giới hạn cắt lỗ/ chốt lời là bao nhiêu? Có dùng margin không?
- Anh chị định đầu tư vào ngành nào? Anh/ chị có hiểu và/ hoặc đã từng làm ở ngành đó chưa? Lý do chọn là gì?

Phần lớn những người mới bước vào thị trường chứng khoán thường hay lầm tưởng việc chơi chứng khoán là đỏ đen cho nên dễ dẫn tới việc thất bại và thua lỗ. Thất bại của họ là do không xác định được thời điểm cần phải bán cổ phiếu. Thực tế thì việc chọn thời điểm bán khó hơn chọn thời điểm mua. Nhưng chính việc này mới quyết định được lợi nhuận  cho người chơi cổ phiếu.

Việc ra quyết định bán cổ phiếu đôi khi rất khó khăn. Mọi người thường không chịu thừa nhận sai lầm của mình và không muốn bán cổ phiếu khi chúng hạ giá vì hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Và họ cũng khó khăn không kém khi ra quyết định bán những cổ phiếu đang tăng giá: có cảm tưởng rằng giá sẽ còn tăng nữa và người chơi cổ phiếu thường tiếc những khoản lợi nhuận còn ‘chưa có’ này

Thông thường, nhân viên môi giới khuyên khách hàng giao dịch chứng khoán trên cơ sở 04 điểm sau:
Một là, khi có thông tin bất lợi đến vĩ mô và/ hoặc nội tại doanh nghiệp (các chỉ số tài chính của doanh nghiệp xấu đi)
Hai là, xác định mức giá mua/ bán của từng mã cổ phiếu trong danh mục. Nôm na là mức chốt lời và cắt lỗ khi cổ phiếu cụ thể đạt đến mức cần phải hành động
Ba là, Quan sát thị trường chung để quyết định tham gia hay rời bỏ thị trường. Điều này thể hiện tính thời điểm của thị trường rất cao
Bốn là, Hoàn cảnh, trạng thái cụ thể của khách hàng trong thời gian trước và trong lúc tư vấn
Dù sao đi chăng nữa, dù có kinh nghiệm và thông minh đến đâu thì các chuyên gia về chứng khoán vẫn phải chấp nhận rằng thị trường có phần rủi ro không thể kiểm soát được. 

Ngay cả những người thành danh trên thị trường chứng khoán cũng lắm lúc ngã ngựa dưới chân đài vinh quang một cách thê thảm. Chín mươi phần trăm người lụn bại vì chứng khoán là vì họ không chịu bán chứng khoán khi còn kịp, cứ nuôi giấc mơ rằng nó sẽ lên trở lại. Hoặc người đầu tư sẵn sàng "ôm" cổ phiếu vài năm khi nó rớt giá thê thảm, nhưng khi nó vừa lên được 5% đến 10% hoặc hơn một chút là sẵn sàng bán...

Muốn ít rủi ro, người đầu tư chứng khoán phải biết cắt ngang những cuộc mua bán lỗ lã và phải giữ cổ phần đang tăng giá để có thêm phần lời của mình, biết chấp nhận hy sinh một số tiền nhỏ để cứu vãn số tiền còn lại. 

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã 17 tuổi và đã có hàng ngàn con sóng lớn nhỏ. Qua những con sóng, nó đã thể hiện khá sát bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam qua từng giai đoạn, thời kỳ. Có những lớp người thành công vang dội và ngược lại. Đến thời điểm này, sau tất cả hỷ nộ ái ố trên chứng trường, tôi tìm ra một mã chứng khoán mà nếu các bạn đầu tư sẽ không bao giờ lỗ, chỉ có lãi nhiều hay ít và phụ thuộc vào chính thái độ của chúng ta với nó

Đó là mã "YOU" đó các bạn. Nếu các bạn đầu tư chỉnh chu vào mã này, cá nhân tôi cho rằng chắc chắn các bạn sẽ lãi. Vậy mã này có gì hay mà tôi lại dám chắc như thế?nhà hiền triết xứ Omaha nói "Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này" - Warren Buffett.
Khi đầu tư người ta thường nói về những cơ hội để có được thu nhập lớn. Nhưng không ít người thu nhập lớn và chi phí lại còn lớn hơn khiến họ nhanh chóng rơi vào cảnh phá sản một thời gian không lâu sau khi vận may đến với họ. Tại sao vậy? Làm thế nào để nắm bắt được vận may và phát triển lên từ những cơ hội đó?
Có không ít người hiểu lầm đầu tư cho bản thân là đầu tư cho sự sung sướng về mặt thể chất, có nhà to, xe đẹp,... mới là đầu tư cho bản thân. Thực ra điều đó không đúng, vì nhà cửa, xe cộ, quần áo đẹp... đều là những thứ "tiêu sản" tức là càng dùng lâu càng tiêu tốn tiền bạc cho nó hay nói cách khác là càng mua nó thì chính nó làm bạn càng tốn tiền. Những thứ đó nếu nhiều quá làm cho bạn trở nên nô lệ cho nó, phải kiếm tiền để nuôi nó đến mức mà chúng ta bỏ quên bản thân, bỏ quên gia đình... Ví dụ một chiếc ô tô đẹp không chỉ nó tốn xăng hơn, thuế cao hơn, phí bảo hiểm nhiều hơn, dễ bị mất đồ hơn, mau xuống giá hơn... trong khi cũng chỉ giải quyết chuyện đi lại.
Vậy đầu tư cho bản thân là gì? Vì sao lại phải đầu tư cho bản thân mình trước?
Theo như Robert Kiyosaki, tác giả của cuốn "Cha giầu, Cha nghèo" thì đầu tư tức là mua vào những thứ giúp mình sinh ra tài sản. Đầu tư cho bản thân ở đây có nghĩa là đầu tư vào khả năng sinh ra tài sản của bản thân mình. Đó là đầu tư vào năng lực, vào kinh nghiệm, vào kiến thức, vào giáo dục... là những thứ sẽ ở cùng với mình mãi mãi, trôm cắp cũng không lấy nó đi khỏi mình được.
Trong lĩnh vực đầu tư, thì đầu tư vào khả năng, kiến thức, kinh nghiệm cho mình là quan trọng vì nó giúp cho bạn khả năng phân tích và đánh giá cơ hội, biết nên quyết định khi nào thì nên mua gì và khi nào thì nên bán gì.
Nếu chưa có kiến thức, bạn có thể mua chiếc xe ô tô sang trọng lúc mới khởi nghiệp khi chưa có vốn kinh doanh và bạn phải tốn nhiều công sức trả nợ, trả tiền xăng, thuế, bảo hiểm,... cho nó khiến cho tài sản và sức lực của bạn hao mòn dần, và cuối cùng dẫn đến niềm tin, hy vọng, và ý chí suy giảm và tiêu tan. Đến lúc đó bạn có thể còn không tin rằng mình có thể thành công được nữa cho dù cơ hội vẫn tiếp tục đến với bạn. Khi không có kiến thức, không có năng lực, cơ hội đến với bạn thì bạn không có khả năng nắm bắt nó và để nó vượt đi mất.
Nhưng với kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ bạn biết lúc nào nên mua sách, nên tham gia học, lúc nào nên mua chiếc máy tính, lúc nào nên đầu tư vào coin, lúc nào nên mua xe... theo đúng giai đoạn thích hợp thì lúc đó sự tự tin, các mối quan hệ... sẽ đến với bạn. Và khi có khả năng, kinh nghiệm, và các nguồn lực rồi thì các cơ hội đến với bạn thì bạn không để nó vụt đi mất mà có thể nắm bắt được nó và biến nó trở thành sự khích lệ cho các bước tiếp theo.
Bởi vậy, nếu bạn thấy chưa đầu tư đủ cho bản thân thì hãy gác nó sang một bên, đầu tư vào những thứ không thể mất đi trước để rồi có thể nắm bắt cơ hội một cách chắc chắn khi nó đến với bạn. Đừng lo, cơ hội luôn luôn đến, không có cơ hội kiểu này sẽ có cơ hội kiểu khác.
Nói tóm lại, đầu tư mã YOU, bạn cần:
- Đầu tư thời gian, công sức cho gia đình, người thân
- Đầu tư cho sức khỏe
- Đầu tư cho tri thức






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Con bọ chét và chứng khoán

Chẳng là ở nhà ông bà ngoại đang nuôi 02 con chó và trước đây mấy tháng có nuôi mèo và đàn con của nó. Vấn đề ở chỗ là xuất hiện rất nhiều...

Most popular